Tuyển sinh chương trình ngoại ngữ ở lớp 1, 6, 10 tại TP.HCM trong năm học mới
Cuối năm luôn là thời điểm lý tưởng để nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm cơ hội đầu tư hấp dẫn. Bất động sản nổi lên như một điểm sáng với tín hiệu tăng trưởng tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2024, khối lượng giao dịch địa ốc tăng tới 35% so với cùng kỳ năm trước. Liệu dòng tiền có "chạy" bất động sản? Theo chuyên gia nhận định, đánh giá các kênh tài chính trong thời gian qua có diễn tiến khá bấp bênh nên nhà đầu tư dễ có xu thế điều hướng dòng tiền và đó là tâm lý phổ biến. "Bất động sản luôn là lựa chọn trước nhất mỗi khi nhà đầu tư muốn tìm nơi trú ẩn cho tài sản hay dịch chuyển dòng tiền của họ vì độ an tâm khi sở hữu một ngôi nhà sẽ rất lớn", ông nói.Về cơ cấu loại hình, hầu hết các chuyên gia cho rằng, phân khúc đất nền vẫn sẽ đi đầu về thanh khoản và tiềm năng sinh lời trong năm 2025. Với điều kiện, người mua cần xem xét kỹ các yếu tố về pháp lý, hạ tầng, vị trí, tiềm năng khu vực trước khi "xuống tiền" để tránh rủi ro.Báo cáo mới đây về thị trường đất nền của Batdongsan.com.vn chỉ ra, lượt tìm kiếm đất nền cả nước tăng 29% so với cùng kỳ 2023, dưới tác động của bảng giá đất mới và chính sách cấm phân lô tách thửa. Đặc biệt, trong tháng 10/2024 lượt tìm mua đất nền ở TP.HCM tăng 16%. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với phân khúc đất nền ở các tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu có lượt tìm mua tăng 20%, Long An tăng 14%, Đồng Nai tăng 5% và Bình Dương tăng 9%...Trước đó, Chuyên gia Bất động sản phân tích, khi 3 bộ luật mới là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, thị trường sẽ chuyển sang một giai đoạn mới. Giá các sản phẩm bất động sản dự kiến sẽ tăng cao, đặc biệt với các dự án thấp tầng đã hoàn thiện pháp lý và sở hữu vị trí tốt.Chuyên gia kinh tế bổ sung: lãi suất cho vay tiếp tục giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản. Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 6, lãi suất vay bình quân giảm xuống còn 8,3%/năm, giảm 0,96% so với cuối năm 2023, lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 3,59%/năm, giảm 1,08%/năm so cuối năm 2023. Đây là tín hiệu tích cực để nhà đầu tư mạnh dạn "xuống tiền" cho bất động sản.Giữa bức tranh thị trường cận Tết đầy sôi động, Agora City nổi lên như một "điểm sáng" đầu tư tại Long An khi chỉ cách TP.HCM 20 phút di chuyển qua các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Vành đai 3, 4.Dự án nằm trên mặt tiền đại lộ thương mại 818 (lộ giới 40m) - trung tâm Thủ Thừa (Long An), được Thủ Thừa Invest phát triển theo mô hình Đô thị Hành chính độc đáo tại Tây Sài Gòn với dòng sản phẩm đất nền sổ đỏ và nhà phố thương mại. Đây cũng là nguồn cung đất nền sơ cấp hiếm hoi đã hoàn thiện hạ tầng và pháp lý tại thị trường đô thị vệ tinh Tây Sài Gòn. Với vị trí chiến lược, chỉ cách đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương 3 phút di chuyển, hạ tầng hoàn thiện và 100% sản phẩm đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Agora City thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư nhờ mức giá hợp lý và tiềm năng sinh lời cao. Được biết, khách hàng mua Agora City từ đầu năm đến nay đã hưởng chênh lệch giá lên đến 30%. Hiện tại, khách hàng không chỉ có thể nhận nền xây dựng ngay mà còn được hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn: cam kết thuê lại trong 2 năm, tặng từ 60 - 100 triệu đồng, ngân hàng MBBank hỗ trợ vay đến 65% giá trị sản phẩm với ân hạn lãi và gốc trong năm đầu tiên, cùng chiết khấu ưu đãi lên đến 3%.Bệnh viện phải đảm bảo chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho nhân viên y tế
Rằm tháng giêng (24.2), ê kíp Nhà hát kịch Idecaf đã đến lăng Ông Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để dâng hương và khởi công tập dợt kịch bản Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt.
Thời trang da lộn - cảm hứng chưa bao giờ cũ trên 'bánh xe' thời trang
Năm 2024 vừa đi qua chứng kiến bước hồi phục về doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam, dù vậy lượng tiêu thụ ô tô thuộc phân khúc sedan hạng B có tầm giá dưới 600 triệu đồng lại tiếp đà lao dốc. Những mẫu xe lắp ráp trong nước tiếp tục chiếm ưu thế về doanh số, tuy nhiên trật tự cạnh tranh đã có nhiều sự xáo trộn.Sau khi đánh mất vị thế của một phân khúc ô tô hút khách nhất thị trường ô tô, sedan hạng B với các mẫu xe trong tầm giá từ 380 - 600 triệu đồng tiếp tục suy giảm về doanh số bán hàng trong năm 2024. Áp lực cạnh tranh trên thị trường đang khiến sedan hạng B dần "mất khách" vào những phân khúc xe đa dụng vốn đang nở rộ tại Việt Nam.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô sedan hạng B tại Việt Nam chỉ đạt 46.366 xe, giảm 4.662 xe, tương đương 9,1% so với năm 2023. Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp, lượng tiêu thụ ô tô sedan hạng B tại Việt Nam sụt giảm.Đáng chú ý, trái ngược hoàn toàn với năm 2023 - thời điểm thị trường được cho là suy thoái, sự sụt giảm doanh số bán ô tô sedan hạng B năm 2024 diễn ra trong bối cảnh sức mua đã tìm lại nhịp tăng trưởng. Hàng loạt mẫu mã liên tiếp được các nhà sản xuất, phân phối áp dụng những chương trình ưu đãi, giảm giá bán… Thậm chí các mẫu xe lắp ráp trong nước còn được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, tuy nhiên tất cả đều không thể giúp vực dậy doanh số cho phân khúc sedan hạng B. Qua đó, cho thấy rõ thực tế sedan hạng B - phân khúc ô tô từng hút khách nhất thị trường cũng không thể chống chọi với sự suy thoái của dòng xe sedan nói chung tại thị trường Việt Nam.Thị hiếu người tiêu dùng ô tô đang có sự thay đổi, chuyển dịch cộng với áp lực cạnh tranh đến từ những phân khúc ô tô đa dụng như Crossover hạng B hay SUV đô thị cùng tầm giá, cộng với tốc độ phát triển của mảng ô tô điện… gián tiếp khiến sedan hạng B cũng như dòng xe sedan nói chung không còn giữ được vị thế trên thị trường. Tương tự những năm trước đây, các mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng B dưới 600 triệu đồng năm 2024. Cụ thể, cả vị trí dẫn đầu phân khúc này trong năm 2024 tiếp tục thuộc về Hyundai Accent, Toyota Vios và Honda City. Ngoài lợi thế về kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng và danh tiếng đã tạo dựng được với người tiêu dùng, việc chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước tiếp tục được triển khai trong năm 2024 thông qua Nghị định 109/2024/NĐ-CP cũng giúp các mẫu sedan hạng B lắp ráp trong nước tăng thêm sức hút cũng như lợi thế cạnh tranh.Một trong những thay đổi đáng chú ý ở phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam trong năm 2023 là cuộc đổi ngôi giữa Toyota Vios và Hyundai Accent. Mẫu xe mang thương hiệu Hàn Quốc từng vươn lên lật đổ thế thống trị của Toyota Vios vào năm 2023, bước sang năm 2024 Hyundai Accent còn tạo sự chú ý khi thế hệ mới với hàng loạt thay đổi được tung ra thị trường. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024 tổng doanh số bán Hyundai Accent chỉ đạt 13.538 xe, giảm gần 4.000 xe so với năm 2023.Trong khi đó, Toyota Vios sau bước chạy đà không mấy khả quan đã dần tìm lại phong độ tăng trưởng doanh số bắt đầu từ nửa cuối năm 2024 nhờ các chương trình ưu đãi được Toyota Việt Nam áp dụng. Kết thúc năm 2024, doanh số bán Toyota Vios đạt 14.210 xe, tăng gần 700 xe so với năm 2023, qua đó chính thức đòi lại ngôi vương sedan hạng B bán chạy nhất thị trường từ tay Hyundai Accent.Vị trí thứ 3 vẫn thuộc về Honda City với 10.500 xe bán ra, tăng 606 xe so với năm 2023. Trong khi đó, vị trí thứ 4 cũng chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa hai mẫu xe nhập khẩu Mazda2 và Mitsubishi Attrage. Cụ thể, Mazda2 với hơn 5.000 xe bán ra đã gián tiếp lấy vị trí thứ 4 từ tay Mitsubishi Attrage (đạt 2.499 xe. Trong khi đó, sau nhiều năm chật vật tìm chỗ đứng nhưng không thành, Suzuki Ciaz đã âm thầm rời cuộc đua. Như vậy, trong năm 2023 các mẫu sedan hạng B của những thương hiệu ô tô Nhật Bản cho thấy sự áp đảo về mặt doanh số ở phân khúc này. Bước sang năm 2025, trước xu hướng lựa chọn ô tô tại Việt Nam vẫn đang có sự thay đổi, chuyển dịch… doanh số xe sedan hạng B tầm giá dưới 600 triệu đồng được dự báo khó có thể tăng trưởng.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
‘Ăn bánh chưng bánh tét không quên tập luyện’
Phú Mỹ đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đảm bảo sản xuất điện, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua "120 ngày nỗ lực cao nhất đảm bảo đủ điện mùa khô năm 2024". Chủ động phối hợp với đơn vị cung cấp khí tăng tối đa khả năng cung cấp cho phát điện, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu của hệ thống.